Mẫu tủ bếp chữ L là mẫu tủ bếp được sử dụng phổ biến ở các gia đình tại Việt Nam. Bởi nó vừa giúp tiết kiệm được không gian mà còn đảm bảo đầy đủ công năng cho căn bếp. Nhưng làm thế nào để đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như hài hòa trong không gian bếp và tránh gây bất tiện trong quá trình nấu nướng, vì thế bạn cần phải lựa chọn kích thước tủ bếp chữ L một cách chuẩn chỉ. Nếu bạn đang tham khảo về kích thước bàn bếp chữ L thì hãy cùng đọc bài viết dưới đây để rõ hơn.
Tầm quan trọng xác định kích thước tủ bếp chữ L đúng tiêu chuẩn
Tủ bếp là một phần không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Chính vì vậy kích thước tủ bếp là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu nhà bạn chọn tủ bếp hình chữ L nhưng lại có kích thước quá lớn thì việc dọn dẹp và sử dụng tủ bếp sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, đồng thời nó còn gây nguy hiểm bởi rất có thể sẽ xảy ra việc đổ vỡ hoặc té ngã.
Tủ bếp lớn còn gây bất tiện trong việc sinh hoạt và di chuyển thực hiện các thao tác khi nấu nướng. và ngược lại nếu tủ bếp nhỏ hơn sẽ gây cản trở khi nấu ăn. Đặc biệt nó còn ảnh hưởng đến thiết kế của cả gian bếp.
Thay vào đó nếu tủ bếp có kích thước hợp lý thì sẽ giúp tạo được sự cân đối trong thiết kế, thuận tiện khi nấu ăn và sinh hoạt chung. Nó cũng giúp không gian bếp nhà bạn được thông thoáng và cân bằng. Bếp có nhiều sinh khí tốt sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ khi sử dụng.
Lợi ích khi làm tủ bếp chữ L
Tủ bếp hình chữ L là kiểu thiết kế thích hợp với hầu hết các gia đình có không gian bếp cỡ trung và nhỏ. Thiết kế này giúp việc nội trợ trở nên đễ hơn bởi khoảng cách di chuyển trong khi thực hiện nấu nướng sẽ ngắn hơn. Đồng thời cũng như giúp gia đình bạn tận dụng tối đa không gian bếp để lưu trữ đồ đạc.
Với tủ bếp hình chữ L được thiết kế theo kiểu góc vuông để mở ra 2 cánh. Đây là một thiết kế giúp tận dụng triệt để các góc chết hoặc tận dụng các góc cột của căn bếp. Đồng thời cùng giúp cho không gian nhà bếp được thông thoáng và rộng rãi hơn.
Hình tam giác trong căn bếp được tận dụng hiệu quả ( chậu rửa – bếp nấu – tủ lạnh) được bố trí linh hoạt, hợp lý, khoa học. Giúp các góc nhà bếp được tận dụng một cách tối đa.
Kích thước bếp chữ L, được áp dụng với hầu hết các không gian bếp khác nhau từ nhà mặt đất, đến chung cư và cả biệt thự cao cấp thì tủ bếp chữ L là một lựa chọn tuyệt vời. Với tủ bếp chữ L gia chủ có thể tận dụng được không gian bếp để làm thêm bàn đảo, bàn ăn hoặc biến nó thành một quầy bar mini tại gia khiến nhà bếp nhà bạn trở nên hiện đại, ấn tượng và cực kỳ sang trọng.
Đặc biệt với thiết kế tủ bếp kiểu chữ L thì việc điều chỉnh kích thước tủ bếp sẽ trở nên dễ dàng hơn, bạn chỉ cần đặt hoặc bớt thêm thùng chứa đồ vào tủ bếp là được. Chính vì thế mà không gian nấu ăn cũng trở nên thoải mái rộng rãi hơn nhiều đồng thời chi phí cũng tiết kiệm hơn.
Với từng đó những ưu điểm mà tủ bếp chữ L mang lại thì chắc chắn đây là một mẫu tủ có nhiều tính năng và được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng phổ biến hiện nay. Mang đến sự sang trọng cho tổng thể ngôi nhà, một gian bếp sang trọng hiện đại và đầy đủ tiện nghi cho người nội trợ.
Kích thước bếp chữ L đúng chuẩn
Kích thước bàn bếp chữ L có thể thay đổi rất đa dạng, điều này phụ thuộc vào không gian cũng như diện tích của căn bếp nhà bạn. Thông thường thì bạn nên bố trí cạnh ngắn của chữ L có chiều dài khoảng 1,5 mét và cánh dài thì kích thước là 3-3,5 mét. Ngoài ra chi tiết kích thước các bộ phận thì bạn nên tham khảo theo các tiêu chuẩn sau:
- Khoảng cách giữa phào tủ đến mặt đất dao động từ 220 -225cm
- Tủ bếp dưới thường có chiều cao khoảng: 81 – 86cm
- Chiều rộng của mặt bếp dao động từ 60-65cm
- Tủ bếp trên thường có chiều cao là 70-80 cm
- Tủ bếp trên có chiều sâu là 35cm
- Không gian bếp thường có lỗi đi rộng khoảng 90-150cm
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới là 60-65cm
Nếu gian bếp nhà bạn được thiết kế thêm phần bàn đảo thì chiều cao bàn cần bằng với chiều cao của tủ bếp dưới và chiều rộng bàn tối thiểu là 50cm. Chiều dài có thể thay đổi linh hoạt so cho phù hợp với diện tích của tủ bếp chữ L.
Những lưu ý khi thiết kế tủ bếp kiểu chữ L
Mục đích của việc thiết kế nhà bếp theo các hình là:
- Có đủ không gian bếp để làm các công việc nội trợ như: nấu ăn, cất trữ dụng cụ nấu ăn, nơi ăn uống, rửa nồi niêu bát đĩa,…
- Các đồ đạc trong nhà bếp được sắp xếp và bố trí một cách cẩn thận và hợp lý.
- Bố trí tam giác bếp ( bếp – bồn rửa – tủ lạnh) được thuận tiện và hợp lý nhất.
- Tạo nên một tổng thể hài hòa với không gian chung của cả ngôi nhà
Bây giờ cũng ta sẽ đi vào chi tiết mục đích của từng mục đích cụ thể ở dưới đây.
- Không gian đi lại trong căn bếp:
Đây là khu vực mà mọi người trong gia đình thường xuyên đi lại, chính vì thế mà cần đảm bảo khoang cách an toàn nhất khi di chuyển. Đồng thời các thiết bị nguy hiểm hoặc không cần thiết thì không nên để trong khu vực này. Nhiều người tận dụng luôn phần cạnh ngắn của tủ bếp chữ L để đặt tủ lạnh nhưng một số gia đình lại tận dụng tủ bếp dưới là vị trí để đặt tủ lạnh. Nếu diện tích nhà bếp lớn, không gian của giữa chữ L rộng thì có thể đặt thêm bàn rửa, bàn bếp hoặc là bàn chính để thức ăn. Nhưng bạn cần phải tính toán một cách chính xác và cụ thể để bàn không ảnh hưởng nhiều đến độ ăn toàn và sự thuận tiện của của căn bếp nhà bạn.
- Đồ đạc để trong bếp hình chữ L
Việc bố trí không gian để đổ, đặt tủ để chứa đồ trong không gian của thiết kế bếp hình chữ L sẽ khó khăn hơn so với các thiết kế tủ bếp khác. Đặc biệt là đối với những thiết kế tủ bếp hình chữ L nhỏ. Thông thường người ta sẽ bố trí thêm nhiều tủ tường, hoặc đặt thêm các bàn đặt trong không gian giữa của chữ L để có thêm diện tích để đồ.
- Thiết kế tam giác hoạt động di chuyển trong bếp
Dù bạn có bố trí căn bếp nhà mình theo cách nào, tận dụng các khoảng không gian ra sao thì phần giữa của tam giác bếp (bếp-bồn rửa-tủ lạnh) cần thông thoáng và không có vật cản nào cả.
Cách sắp xếp vị trí các khu vực tủ bếp chữ L khoa học
Dù kích thước tủ bếp chữ L được khuyên là cạnh ngắn ít nhất 1m còn đối với cạnh dài là 3m. Nhưng tùy thuộc vào diện tích của căn bếp nhà bạn cũng như nhu cầu sử dụng mà nhà bạn nên điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với gia đình. Nhưng 2 cạnh của chữ L không nên chênh lệch nhau nhiều để có thể rút ngắn khoảng cách để di chuyển trong quá trình nấu nướng và sinh hoạt, đồng thời cũng tạo điều kiện cân đối cho tủ bếp cũng như không gian bếp nhà bạn.
Về phần cạnh ngắn của chữ L đây là nơi thích hợp để có thể đặt bồn rửa bên dưới. Còn cạnh dài thì dùng để đặt bếp nấu ăn chính và là nơi để bạn chuẩn bị và soạn thực phẩm. Vị trí để soạn thức ăn nên được đặt giữa bếp và bồn rửa để thuận tiện cho việc chế biến. Nếu gia đình nhà bạn có nhiều vật dụng thì bạn nên xem sét để bố trí thêm giá treo tường hoặc thêm tủ bếp.
Đối với phần tủ bếp dưới và trên thì bạn có thể bố trí một cách tùy ý ,miễn sao là có thể thuận tiện cũng như là dễ dàng thao tác trong quá trình nấu ăn. Nhưng dưới đây sẽ là một vài gợi ý của chúng tôi giúp bạn có thể dễ dàng sắp xếp bếp chữ L một cách khoa học nhất, bạn có thể tham khảo ở dưới đây.
- Khu vực để thực phẩm: Gia đình bạn nên bố trí các giá khó hoặc các loại giá inox với ray giảm chấn 3/4
- Đối với khu vực để đồ dùng: Sử dụng ngăn kéo và cả kệ inox âm tủ, mâm xoay, kệ cánh tủ.
- Khu vực soạn thực phẩm: Sử dụng các dạng mâm xoay để chứa một số các vật dụng thông thường, đặt kệ dao thớt.
- Ở khu vực bếp nấu: Áp dụng các hệ ngăn kéo để làm tủ chứa gia vị, ở phía dưới thì dùng để làm tủ chứa bình gas hoặc những vật dụng thông thường. Ở phía trên bạn có thể trang bị thêm máy hút mùi. Khoảng cách tường giữa có thể bố trí thêm kệ treo inox để treo đũa, giá,…Điều này giúp tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình nấu nướng.
- Khu vực bồn rửa: Có thể trang bị ngăn kệ chứa xà phòng, hóa chất để tiết kiệm diện tích phía trên bồn. Tủ bên dưới để thùng rác. Còn tủ trên sử dụng giá bát đĩa nâng hạ để thuận tiện cho việc rửa, úp chén dĩa.
Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp về kích thước tủ bếp chữ l mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng thú vị cho căn bếp nhà mình. Chúc các bạn có thể dễ dàng sắp xếp tủ bếp nhà mình gọn gàng và khoa học
>> Liên hệ với Bighouse.vn qua Hotline hoặc Zalo để nhận tư vấn trực tiếp.