Gian bếp vốn được coi là linh hồn của ngôi nhà, là nơi mà lưu trữ nhiều khoảnh khắc quây quần của cả gia đình. Vì thế mà không gian nội thất của bếp ngày càng được chú trọng đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại như bây giờ. Và sẽ thật khó chịu và bất tiện nếu kích thước tủ bếp nhà bạn không phù hợp.
Tùy vào phong cách,diện tích và sở thích của mỗi gia đình mà có nhiều kiểu bố trí bếp khác nhau như: Tủ bếp chữ U, tủ bếp chữ L, tủ bếp chữ I,…Do là khu vực được sử dụng nhiều trong ngày vì thế việc thiết kế tủ bếp nói riêng và nội thất phòng bếp nói chung sao cho hợp lý là điều mà được nhiều người quan tâm. Vì thế mà ở bài viết dưới đây Bighouse.vn sẽ cung cấp thông tin về kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao của người Việt chi tiết nhất.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn kích thước tủ bếp hợp lý
Một bộ tủ bếp có kích thước hợp lý sẽ mang lại thuận tiện trong quá trình sử dụng. Nếu mọi người trong gia đình có chiều cao khiêm tốn nhưng tủ bếp lại cao thì điều này sẽ là một bất tiện rất lớn trong quá trình nấu nướng, sẽ rất vất vả trong việc lấy đồ, sắp xếp hoặc vệ sinh.
Và ngược lại nếu các thành viên cao mà tủ bếp lại thấp sẽ mang lại những bất tiện khi sử dụng. Vì vậy mà để thuận tiện nhất cho người dùng khi sử dụng thì các gia đình cần có phương án chính xác và phù hợp nhất.
Để tránh sự không phù hợp thì điều tiên quyết trước khi thiết kế tủ bếp thì các gia đình cần biết những tiêu chuẩn của một hệ bếp trước khi bắt tay thực hiện. Bởi nếu thiết kế bị sai từ đầu, bạn sẽ khó khăn trong việc sửa chữa và tất nhiên nếu sửa chữa sẽ vô cùng tốn kém.
Thêm một điểm cần lưu ý đó là, kích thước của hệ thống tủ bếp cần phải phù hợp với kích thước chung của cả gian bếp. Bởi nếu kích thước quá to, nó sẽ chiếm nhiều không gian của căn bếp tạo nên cảm giác chật trội và bức bác. Ngược lại nếu nhỏ hơn thì nó sẽ mất cân bằng cũng như lệch bố cục của cả căn bếp nhà bạn. Chiều cao của trần nhà và mặt sàn cũng cần phải hợp lý chiều cao của tủ để dễ dàng vệ sinh, chùi rửa cũng như sự hài hòa trong ngôi nhà.
Thông số về kích thước tủ bếp tiêu chuẩn
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao của người Việt được lấy trên mặt bằng chung hiện nay. Kích thước tủ bếp có thể tùy chỉnh theo chiều cao của người dùng cũng như diện tích và không gian bếp nhà bạn. Chiều cao tủ bếp cũng phải phù hợp với chiều cao của trần nhà và mặt sàn để việc vệ sinh được dễ dàng hơn cũng như tạo nên sự hài hòa trong ngôi nhà.
Đối với người Việt thì gian bếp chủ yếu là do người phụ nữ đảm nhiệm, vì thế khi thiết kế thì kích thước tủ bếp thường ưu tiên cho nữ giới hơn. Đồng thời kích thước tủ bếp dưới cần chọn theo phong thủy, còn tủ bếp trên thì thường thiết kế linh hoạt để phù hợp nhất với căn bếp. Dưới đây sẽ là chi tiết hơn về kích thước các kiểu tủ bếp.
Kích thước tủ bếp dưới
Theo tiêu chuẩn bếp phù hợp với đa số người Việt thì kích thước của tủ bếp dưới được tính là chiều cao của tủ cộng với độ dày của mặt bàn.
Kích thước tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Khoảng cách từ sàn lên mặt tủ bếp: 82 -> 92cm (dưới khửu tay người đứng nấu khoảng 10cm). Thường là 82cm với khoang không lắp đặt máy rửa bát.
- Chiều sâu (đo trên mặt bàn bếp): 60cm -> 76cm
- Chiều sâu chân tủ: 4->7cm
- Chiều cao chân tủ: 10cm
Kích thước các khoang tủ bếp dưới (không tính bàn, mặt trên cùng của tủ)
- Cánh tủ + hông tủ có chiều sâu: 58 đến 61cm
- Một số tủ bếp được thiết kế sâu hơn khi phần tủ này được thiết kế để làm ô để tủ lạnh thì độ sâu là 92cm
- Một số model tủ bếp được thiết kế đặc biệt với chiều sâu là 35cm. Module này phù hợp với kiểu tủ bếp cao bằng tủ trên.
Chiều rộng của các module tủ bếp sẽ phụ thuộc nhiều vào các phụ kiện, thiết bị mà nhà bạn muốn trang bị cho căn bếp nhà mình. Chiều rộng của Module tủ bếp thường được lựa chọn là (25,30,40,50,60,80,90 cm)
Khi trang bị các thiết bị cho gian bếp, bạn cần phải có kích thước chuẩn của nó để có thể thiết kế tủ bếp sao cho phù hợp.
Thiết kế chân tủ
Kích thước chân tủ luôn được để thụt sau vào trong một chút so với phần thân. Điều này giúp người đứng bếp có thể thoải mái làm việc. Khoảng cách chân tủ lý tưởng là 10cm. Và phần chiều sâu chân tủ hợp lý là 7cm.
Kích thước bên trong tủ bếp
Độ thuận tiện và sắp xếp đồ hợp lý cũng phụ thuộc nhiều vào thiết kế bên trong tủ bếp. Việc này tùy thuộc vào mục đích mà các gia đình khi sử dụng, từ đó mà thiết kế chia ngăn và kích thước trong tủ như thế nào cho hợp lý.
>> Khám phá trọn bộ phụ kiện tủ bếp dưới chất lượng với giá tốt nhất
Kích thước tủ bếp trên
Tủ treo trên tường và tủ bên dưới sàn có khoảng cách tối thiểu là 38cm và khoảng cách hợp lý được nhiều người chọn là 45cm. Nếu không gian nhà bếp nhà bạn cao, và các thành viên trong gia đình cũng tương đối thì khoảng cách này có thể là 60cm.
Nếu bạn muốn thiết kế tận dụng bàn tủ bếp dưới để làm bàn uống nước hoặc bàn ăn thì khoảng cách giữa tủ bếp trên và bàn dưới phải là 75cm, nhưng để thiết kế như vậy thì khoảng cách giữa trần nhà và mặt sàn phải khá cao.
Nếu ô đặt bếp có máy hút mùi, cần phải có kích thước khác để đảm bảo về an toàn cũng như sự thoải mái trong khi nấu. Khoảng cách từ mặt bếp tới máy hút mùi tối thiểu 60cm, tốt nhất là 75cm sẽ đảm bảo an toàn thuận tiện khi sử dụng.
Chiều cao tủ bếp tầng cao nhất
Nhiều gia đình có thể thiết kế nhiều tầng tủ bếp khác nhau ( 3 tầng chẳng hạn) Thì chiều cao tầng cao nhất sẽ dao động ở các kích thước sau: 35,60,70,90cm,…tùy theo nhu cầu của gia đình.
Chiều cao tủ bếp tầng giữa
Theo phong cách thiết kế Châu Âu thì người ta chọn kích thước ở tủ bếp giữa, có chiều cao bằng 3/4 hoặc bằng một nửa chiều cao của tầng thứ nhất, với kích thước khoảng 120-150cm.
>> Xem chi tiết phụ kiện tủ bếp trên chính hãng giá tốt tại Bighouse.vn.
Tổng chiều cao của hệ tủ bếp tiêu chuẩn ?
Tổng chiều cao tủ bếp sẽ dao động từ 2,4m-2,5m cùng với tầm mở của tủ trên tối đa là 1,8-1,9m. Nếu cao quá sẽ bất tiện hơn khi sử dụng đặc biệt đối với chiều cao trung bình của người Việt. Tùy thuộc vào chiều cao của trần nhà cũng như cách bố trí không gian bếp nhà bạn. Chiều cao kịch trần có thể linh hoạt , nhưng tổng chiều cao cả tủ trên và dưới không nên quá 2,4m.
Lưu ý: Kích thước bên trên chúng tôi dựa trên mặt bằng chung, kích thước này có thể điều chỉnh theo nhu cầu, chiều cao, không gian và diện tích của mỗi gia đình.. Chẳng hạn nếu như chiều cao của tủ bếp cần phải thiết kế và lắp đặt một cách phù hợp với chiều cao của trần nhà và sàn nhà để dễ dàng vệ sinh, chùi rửa cũng như tạo sự hài hòa trong ngôi nhà bạn. Đặc biệt cũng giúp việc sử dụng được dễ dàng hơn.
Một số mẹo sở hữu không gian bếp chuẩn theo phong thủy và khoa học để thu hút tài lộc
Phong thủy nhà bếp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ. Chính vì thế việc thiết kế không gian bếp sao cho hợp lý thì gia chủ cũng nên tham khảo thêm một số mẹo về phong thủy bên dưới đây.
1. Kích thước tủ bếp phù hợp với bố cục mang lại may mắn
Để gian bếp nhà bạn trở nên cát lợi, có nhiều sinh khí tốt thì ngoài việc thiết kế đúng kích thước thì chúng ta cần chú ý tới một số điểm sau đây.
- Theo vị trí của ngôi nhà thì nhà bếp nên đặt với hướng Đông hoặc Đông Nam.
- Nhà bếp cần được thiết kế thông thoáng, nhiều ánh sáng để không khí được lưu thông một cách trong suốt.
- Không đặt nhà bếp và phòng ngủ cạnh nhau
- Không gian bếp cần được giữ ngăn nắp và sạch sẽ
- Âm dương trong nahf bếp cần được cân bằng
- Cửa chính và cửa bếp không được thẳng nhau
- Lưng của bàn bếp cần phải dựa vào tường, không nên để khoảng trống
- Cần bố trí không gian và độ cao bên trên bếp lò hợp lý
- Những đồ sắc nhọn như dao không để lộ ra ngoài
- Mặt bếp ga và vòi nước không nên để sát cửa bếp
2. Những vị trí không phù hợp để đặt bếp
Khi thiết kế và bố trí căn bếp nhà mình các bạn cần tránh những chỗ đặt bếp phạm vào sinh khí, không phù hợp như sau:
- Không đặt bếp ngay phía dưới xà ngang, điều này khiến người nấu có cảm giác bị đè nén, khó chịu. Đồng thời khi đặt ở vị trí này nhiệt lượng khi nấu ăn sẽ tỏa ra bay trực tiếp vào xà ngang biểu hiện cho tinh thần bốc hỏa. Điều này khiến cho tinh thần của các thành viên trong gia đình luôn bất đồng, bất an.
- Không đặt nhà bếp dưới nhà vệ sinh ở tầng trên
- Không đặt ống nước bên trên bếp vì nếu thủy và hỏa gặp nhau sẽ ảnh hưởng xấu đến tài vận của cả gia đình.Gia đình bất hòa, vợ chồng không cùng quan điểm.
- Không đặt bếp ở những nơi có không có chỗ dựa hoặc không có tường kính. Vì nếu sau trống trải điều này sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân và sức khỏe, con đường tài lộc của chủ nhà cũng sẽ không được hanh thông.
3. Nên đặt bàn bếp ở những vị trí nào
Nhà bếp là nơi mà cả gia đình quây quần sau những giờ làm việc căng thẳng,là nơi mà cả gia đình dùng bữa và chia sẻ những câu chuyện với nhau. Đồng thời nhà bếp còn tượng trưng cho sự no đủ, tài lộc và biểu tượng cho sức khỏe của cả gia đình.
Vì thế khi bố trí bàn bếp và thiết kế kích thước tủ bếp tiêu chuẩn nên chọn những phương hướng có lợi nhất. Theo nguyên tắc chung thì nên đặt bàn bếp ở những hướng sau đây để có thể đón nhận được nhiều sinh khí tốt
- Hướng Nam, đặt bếp tại hướng nam giúp cho các thành viên trong gia đình được mạnh khỏe, có tác dụng trừ ma đuổi ta. Đồng thời còn giúp con cái trưởng thành, hanh thông, lanh hợi, tinh thần thoải mái. Nếu đặt bếp theo hướng Đông Nam còn giúp gia chủ tránh được tai họa.
- Hướng Bắc, Khi đặt bếp theo hướng này gia chủ có thể tránh được những việc ngoài ý muốn như hỏa hoạn, lụt lội đồng thời còn tránh được tranh chấp, kiện tụng. Đảm bảo cuộc sống yên bình, hạnh phúc
- Hướng Đông, Nếu bếp đặt theo hướng này đây là hương mà tụ hợp được nhiều tài khí, tránh trộm cắp, hỏa hoạn. Đồng thời còn còn giúp tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng bếp.
4. Cấu trúc không gian bếp
Ngày nay diện tích nhà ở nói chung cũng như diện tích bếp nói riêng đều có sự hạn chế do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Vì thế mà nhà bếp các các gia đình chịu sự chi phối của không gian, diện tích nhỏ.
Để đem lại cảm giác thoáng mát, rộng rãi thì ngoài những cảm biến về kích thước thì chủ nhà cũng nên thiết kế cả ánh sáng, màu sắc, cách bố trí các thiết bị cũng có thể giúp không gian quan trọng này trở nên tiện nghi và rộng rãi hơn nhiều.
Việc áp dụng bố cục khoa học và các phối màu sáng để tạo hiệu ứng không gian
- Lựa chọn gạch men để ốp tường nhà bếp
Bếp là nơi nấu nướng vì thế mà không thể tránh khỏi dầu mỡ và thức ăn bám vào tường. Vì thế mà khi xây dựng nên sử dụng gạch men hoặc kính cường lực chịu nhiệt cho tường nhà bếp. Điều này giúp việc vệ sinh được thuận tiện hơn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho cả không gian bếp.
- Đảm bảo hệ thống chiếu sáng đủ cường độ
Để đảm bảo nhà bếp được thoáng đãng, mát mẻ và sáng sửa, nhiều ánh sáng thì các bạn nên:
Lắp hệ thống chiếu sáng của nhà bếp có thể dễ dàng điều chỉnh được cường độ nếu cảm thấy nó tối quá hoặc sáng quá
Không chỉ đặt nguồn chiếu sáng đơn ở phần chính giữa nhà, mà nên tận dụng ánh sáng tổ hợp từ nhiều nguồn sáng cả tự nhiên và từ nhiều loại đèn khác nhau.
Có thể tham khảo thêm việc lắp đèn ở tủ bếp và bên trên kệ bếp để lấy ánh sáng khi nấu ăn.
- Nên sử dụng màu sơn trắng cho nhà bếp
Dù cho là dưới góc nhìn của phong thủy hay thực tế thì gam màu trắng là màu phù hợp nhất cho nhà nói chung và đặc biệt phù hợp với nhà bếp. Nhà bếp nếu được sơn màu trắng sẽ thể hiện hiệu ứng tốt hơn tăng tính thẩm mỹ, không gian mát mẻ, cuốn hút mang lại sự hài hòa, đẹp mắt và thoáng rộng hơn.
Màu trắng còn giúp kích thích thị giác, từ đó giúp vị giác khi nấu ăn được tốt hơn. Đồng thời không gian thoáng đãng cùng giúp các món ăn được thưởng thức một cách ngon hơn. Mọi người tâm trạng thoải mái và vui vẻ hơn nhiều.
Màu trắng là màu bình ổn cảm xúc, dù bạn có đang khó chịu hay không hài lòng chuyện gì, ngay sau khi bước vào căn phòng với 4 bức tường màu trắng, cảm giác nhẹ nhàng và yên bình sẽ ngự trị trong trái tim bạn. Chính vì lý lẽ đó màu trắng được xem là màu thiên thần và lan tỏa yêu thương.
Trên đây là những lưu ý cũng như thông tin về kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao người Việt chi tiết nhất. Mong rằng nó sẽ hữu ích đối với các bạn trong quá trình lựa chọn tủ bếp, thiết kế và bố trí nhà bếp của gia đình mình. Cùng đón đọc thêm nhiều bài viết về các thiết kế và các dụng cụ nhà bếp thông minh của chúng tôi nhé.